Nhằm giới thiệu dự án “Hỗ trợ và nâng cao hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu về phát triển và môi trường, từ góc độ khoa học xã hội: Tăng cường sự trao đổi nghiên cứu và đào tạo giữa Việt Nam và Ai-len” do Quỹ phát triển Ai-len (Irish Aid) tài trợ trong 2 năm (2018-2019).
Đến dự hội thảo có Phó hiệu trưởng nhà trường, cô Nguyễn Thị Cúc Phương, đại diện nhà tài trợ IrishAid, trường đại học Dublin, lãnh đạo một số đơn vị, các thầy cô giáo, các em sinh viên
Mở đầu buổi lễ đại diện FIS tuyên bố lý do mở hội thảo và giới thiệu các đại biểu tham dự.
Phát biểu tại hội thảo, cô Nguyễn Thị Cúc Phương chia sẻ ý nghĩa và giá trị của hợp tác này.
Tiếp nối chương trình cô Nguyễn Thị Thanh Huyền đã giới thiệu tổng quan về dự án ViBE để các đại biểu tham dự có thể nắm được các hoạt động của dự án và có phương hướng phối hợp triển khai các hoạt động. Dự án cần có những chương trình cụ thể như: Xây dựng năng lực nghiên cứu và giảng dạy thông qua nghiên cứu tại thực địa, Xây dựng và thử nghiệm Chương trình Hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong giảng dạy chuyên ngành Nghiên cứu phát triển…
TS. Eoin O’Mahony (Đại học College Dublin, Ai-len đã có bài phát biểu về Chương trình Hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Các đại biểu tham dự đã thảo luận sôi nổi về Quốc tê hóa giáo dục. Đây là chủ đề nóng bỏng được đưa ra bàn thảo rất nhiều gần đây. Vấn đề đặt ra là tự chủ giáo dục làm thế nào để đào tạo nghề, chuẩn nghề nghiệp, đảm bảo nguồn nhân lực khi hội nhập.
Cuối hội thảo, các đại biểu cùng đi đến thông nhất rằng chúng ta phải tăng cường hợp tác, kết nối thì mới theo kịp được trong xu thế phát triển như vũ bão trên thế giới.